Mua máy tính cũ tại nhà khu vực Hà Nội

Với thời gian luôn luôn là vàng ngọc đối với mọi người vì vậy để thuận tiên trong việc mua bán, hôm nay mình xin giới thiệu các bạn cách mua bán máy tính cũ tại nhà khu vực Hà Nội.

Mua máy tính cũ tại nhà khu vực Hà Nội.

Đó là bạn có một chiếc  máy tính cũ, bạn nghĩ ngay đến việc nâng cấp nó, xong bạn nâng cấp như thế nào, điều này không ai cho bạn biết cả, chỉ có những cửa hàng máy tính mới giúp bạn. Với phương trâm đem lại những thứ miễn phí như thiet ke web mien phi thì AdZone sẽ giúp bạn và bạn nên bán thiết bị máy tính cũ nào tại Hà Nội, và bạn cần nâng cấp cái gì để giảm chi phí cũng như trong việc hỗ trợ sau này.

mua may tinh cu

Nếu bạn có một bộ máy tính đang tâm tịt chẳng hạn như bat may tinh khong len hinh, điều đó chứng tỏ nguồn điện đã vào có thể là màn hình, còn tình hình tồi tệ hơn là bat may tinh khong len nguon, điều đó còn tồi tệ hơn nhiều, đã đến lúc bạn nghĩ sao mình không thay thế sang một chiêc PC mới đi để đỡ phải khổ thế này. Vậy mua mới thì chúng ta có thể giữ lại được gì với kiến thức còn hạn hẹp của mình, mình xin mách các bạn giảm chi phí bằng cách kiểm tra các thiết bị sau để bạn sẽ không phải mua mà vẫn dùng được.

I/ Màn hình tính cũ tại nhà khu vực Hà Nội.

+/ Màn hình CRT: chúng ta hãy tìm hiểu về màn hình CRT một chút.

 

Thường gặp nhất là các loại màn hình máy tính với nguyên lý ống phóng chùm điện tử (ống CRT, nên thường đặt tên cho loại này là “loại CRT”).

 

Màn hinh CRT

Các màn hình loại CRT có các ưu nhược điểm:

Ưu điểm: Thể hiện màu sắc rất trung thực, tốc độ đáp ứng cao, độ phân giải có thể đạt được cao. Phù hợp với games thủ và các nhà thiết kế, xử lý đồ hoạ.

Nhược điểm: Chiếm nhiều diện tích,nặng, tiêu tốn điện năng hơn các loại màn hình khác, thường gây ảnh hưởng sức khoẻ nhiều hơn với các loại màn hình khác.

Nguyên lý hiển thị hình ảnh

Màn hình CRT sử dụng phần màn huỳnh quang dùng để hiển thị các điểm ảnh, để các điểm ảnh phát sáng theo đúng màu sắc cần hiển thị cần các tia điện tử tác động vào chúng để tạo ra sự phát xạ ánh sáng. Ống phóng CRT sẽ tạo ra các tia điện tử đập vào màn huỳnh quang để hiển thị các điểm ảnh theo mong muốn.
Để tìm hiểu nguyên lý hiển thị hình ảnh của các màn hình CRT, ta hãy xem nguyên lý để hiển thị hình ảnh của một màn hình đơn sắc (đen trắng), các nguyên lý màn hình CRT màu đều dựa trên nền tảng này.
Nguyên lý hiển thị hình ảnh của màn hình đen-trắng
Ở các màn hình CRT cổ điển: Toàn bộ lớp huỳnh quang trên bề mặt chỉ hiển phát xạ một màu duy nhất với các mức thang xám khác nhau để tạo ra các điểm ảnh đen trắng. Một điểm ảnh được phân thành các cường độ sáng khác nhau sẽ được điều khiển bằng chùm tia điện tử có cường độ khác nhau.
Chùm tia điện tử được xuất phát từ một ống phát của đèn hình. Tại đây có một dây tóc (kiểu giống dây tóc bóng đèn sợi đốt) được nung nóng, các điện tử tự do trong kim loại của sợi dây tóc nhảy khỏi bề mặt và bị hút vào điện trường tạo ra trong ống CRT. Để tạo ra một tia điện tử, ống CRT có các cuộn lái tia theo hai phương (ngang và đứng) điều khiển tia này đến các vị trí trên màn huỳnh quang.
Để đảm bảo các tia điện tử thu hẹp thành dạng điểm theo kích thước điểm ảnh thiết đặt, ống CRT có các thấu kính điện từ (hoàn toàn khác biệt với thấu kính quang học) bằng các cuộn dây để hội tụ chùm tia.
Tia điện tử được quét lên bề mặt lớp huỳnh quang theo từng hàng, lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái qua phải một cách rất nhanh để tạo ra các khung hình tĩnh, nhiều khung hình tĩnh như vậy thay đổi sẽ tạo ra hình ảnh chuyển động.
Cường độ các tia này thay đổi theo điểm ảnh cần hiển thị trên màn hình, với các điểm ảnh màu đen các tia này có cường độ thấp nhất (hoặc không có), với các điểm ảnh trắng thì tia này lớn đến giới hạn, với các thang màu xám thì tuỳ theo mức độ sáng mà tia có cường độ khác nhau.
Nguyên lý hiển thị hình ảnh của màn hình màu
Nguyên lý hiển thị hình ảnh của màn hình màu loại CRT giống với màn hình đen trắng đã trình bày ở trên. Các màu sắc được hiển thị theo nguyên tắc phối màu phát xạ: Mỗi một màu xác định được ghép bởi ba màu cơ bản.
Trên màn hình hiển thị lớp huỳnh quang của màn hình đen trắng được thay bằng các lớp phát xạ màu dọc từ trên xuống dưới màn hình (điều này hoàn toàn có thể quan sát được bằng mắt thường).
Nếu bạn đang sở hữu một chiếc màn như thế này có lẽ bạn cũng không nên tiếc làm gì cả hãy gọi ngay đến dich vụ mua bán máy tính cũ tại nhà khu vực Hà Nội.Với những phân tích bên trên các bạn có thể thấy nó chiếm khá nhiều diện tích của bạn, vì vậy việc gì mà bạn còn phải lưu luyến đến nó nữa, trong khi một chiếc LCD giờ giá cũng khá rẻ.

 

+/ Màn hình máy tính loại tinh thể lỏng

t713219

Màn hình máy tính loại tinh thể lỏng dựa trên công nghệ về tinh thể lỏng nên rất linh hoạt, có nhiều ưu điểm hơn màn hình CRT truyền thống, do đó hiện nay đang được sử dụng rộng rãi, dần thay thế màn hình CRT.

Ưu điểm: Mỏng nhẹ, không chiếm diện tích trên bàn làm việc. Ít tiêu tốn điện năng so với màn hình loại CRT, ít ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng so với màn hình CRT.
Nhược điểm: Giới hạn hiển thị nét trong độ phân giải thiết kế (hoặc độ phân giải bằng 1/2 so với thiết kế theo cả hai chiều dọc và ngang), tốc độ đáp ứng chậm hơn so với màn hình CRT (tuy nhiên năm 2007 đã xuất hiện nhiều model có độ đáp ứng đến 2 ms), màu sắc chưa trung thực bằng màn hình CRT.

Độ phân giải của màn hình tinh thể lỏng dù có thể đặt được theo người sử dụng, tuy nhiên để hiển thị rõ nét nhất phải đặt ở độ phân giải thiết kế của nhà sản xuất. Nguyên nhân là các điểm ảnh được thiết kế cố định (không tăng và không giảm được cả về số điểm ảnh và kích thước), do đó nếu thiết đặt độ phân giải thấp hơn độ phân giải thiết kế sẽ xảy ra tình trạng tương tự việc có 3 điểm ảnh vật lý (thực) dùng để hiển thị 2 điểm ảnh hiển thị (do người sử dụng thiết đặt), điều xảy ra lúc này là hai điểm ảnh vật lý ở sẽ hiển thị trọn vẹn, còn lại một điểm ảnh ở giữa sẽ hiển thị một nửa điểm ảnh hiển thị này và một nửa điểm ảnh hiển thị kia – dẫn đến chỉ có thể hiển thị màu trung bình, dẫn đến sự hiển thị không rõ nét.

Điểm chết trong màn hình tinh thể lỏng

oled

Một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá về màn hình tinh thể lỏng là các điểm chết của nó (khái niệm điểm chết không có ở các loại màn hình CRT).
Điểm chết được coi là các điểm mà màn hình không thể hiển thị đúng màu sắc, ngay từ khi bật màn hình lên thì điểm chết chỉ xuất hiện một màu duy nhất tuỳ theo loại điểm chết.
Điểm chết có thể xuất hiện ngay từ khi xuất xưởng, có thể xuất hiện trong quá trình sử dụng.
Điểm chết có thể là điểm chết đen hoặc điểm chết trắng. Với các điểm chết đen chúng ít lộ và dễ lẫn vào hình ảnh, các điểm chết trắng thường dễ nổi và gây ra sự khó chịu từ người sử dụng.
Theo công nghệ chế tạo các điểm chết của màn hình tinh thể lỏng không thể sửa chữa được. Thường tỷ lệ xuất hiện điểm chết của màn hình tinh thể lỏng chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm xuất xưởng nên các hãng sản xuất có các chế độ bảo hành riêng. Một số hãng cho phép đến 3 điểm chết (mà không bảo hành), một số khác là 5 điểm do đó khi lựa chọn mua các màn hình tinh thể lỏng cần chú ý kiểm tra về số lượng các điểm chết sẵn có.
Để kiểm tra các điểm chết trên các màn hình tinh thể lỏng, tốt nhất dùng các phần mềm chuyên dụng (dẫn dễ tìm các phần mềm kiểu này bởi chúng thường miễn phí), nếu không có các phần mềm, người sử dụng có thể tạo các ảnh toàn một màu đen, toàn một màu trắng, toàn một màu khác và xem nó ở chế độ chiếm đầy màn hình (full screen) để kiểm tra.

Đèn nền trong màn hình tinh thể lỏng

Công nghệ màn hình tinh thể lỏng phải sử dụng các đèn nền để tạo ánh sáng đến các tinh thể lỏng. Khi điều chỉnh độ sáng chính là điều chỉnh ánh sáng của đèn nền. Điều đáng nói ở đây là một số màn hình tinh thể lỏng có hiện tượng lọt sáng tại các viền biên của màn hình (do cách bố trí của đèn nền và sự che chắn cần thiết) gây ra cảm giác hiển thị không đồng đều khi thể hiện các bức ảnh tối. Khi chọn mua cần thử hiển thị để tránh mua các loại màn hình gặp lỗi như vậy, cách thử đơn giải nhất là quan sát viền màn hình trong thời điểm khởi động Windows xem các vùng sáng có quá lộ hay không.

Màn hình rộng và màn hình chuẩn 4:3 thông thường

Trong màn hình tinh thể lỏng thường có hai loại, màn hình theo chuẩn 4:3 thông thường và màn hình theo chuẩn rộng. Với màn hình kiểu CRT thì thông dụng nhất vẫn theo chuẩn thông thường, rất cá biệt mới có màn hình rộng.
Màn hình theo chuẩn thông thường có tỷ lệ tính theo điểm ảnh đường ngang và điểm ảnh đường đứng có tỷ lệ 4:3.
Với màn hình theo chuẩn rộng sẽ có tỷ lệ (như trên) thường là 16:10.
Tuỳ theo nhu cầu công việc mà nên chọn màn hình theo chuẩn nào. Với chơi game thông thường, lướt web, soạn thảo văn bản thì nên chọn loại thường. Với mục đích xem phim, dùng nhiều đến bảng tính excel thì nên chọn màn rộng để đảm bảo hiển thị được nhiều nội dung hơn.
Tuy nhiên hiện nay xu thế người sử dụng đang dần chuyển sang sử dụng màn hình rộng bởi dần các game hỗ trợ màn hình rộng tốt hơn. Vấn đề lựa chọn giữa loại thường và rộng hiện nay cũng hay gây nhiều tranh cãi trên các diễn đàn bởi thói quen sử dụng của từng người.

Việc Mua máy tính cũ tại nhà khu vực Hà Nội thì chúng ta phải xem xét tiếp theo bên trong case máy tính cũ tại nhà của các bạn có gì.

II/ Case máy tính cũ tại nhà khu vực Hà Nội.

Case cũ

Case máy tính cũ của các bạn bao gồm các thiết bị tạo nên một case máy tính

+ CPU : Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu CPU là gì để các bạn có thể biết và hiểu nó chi tiết để không bị bán hớ cho các thợ máy tính.

 Chức năng của CPU
CPU
– CPU có thể được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính.
– Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện.
– CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là một con chip với vài chục chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn trong các bộ mạch với hàng trăm con chip khác.

– CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transistor
Cấu tạo của CPU

CPU có 3 khối chính là :
1. Bộ điều khiển: Là các vi xử lí có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lí,được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lí trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi.Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp.Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp – tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây-Mhz. Thanh ghi là phần tử nhớ tạm trong bộ vi xử lý dùng lưu dữ liệu và địa chỉ nhớ trong máy khi đang thực hiện tác vụ với chúng.

2. Bộ số học-logic: Có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Theo tên gọi,đơn vị này dùng để thực hiện các phép tính số học( +,-,*,/ )hay các phép tính logic (so sánh lớn hơn,nhỏ hơn…)

3. Thanh ghi: Thanh ghi có nhiệm vụ ghi mã lệnh trước khi xử lý và ghi kết quả sau khi xử lý

Các thông số kỹ thuật của CPU
Tốc độ của CPU:Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác (như bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ họa).Có nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ công nghệ Core 2 Duo.Tốc độ CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng các đơn vị như MHz, GHz).
Đối với các CPU cùng loại tần số này càng cao thì tốc độ xử lý càng tăng.
Vậy làm thế nào để biết nó năm ở đâu mà còn xem thông số:

Chúng ta hãy nhìn hình bên dưới để biết xem nó nằm ở đâu để còn tháo ra mà bán ở khu vực hà nội chứ.

CPU nằm ở đâu

Bên bên trên nó là có một cái quạt bạn chỉ việc tháo quạt ra là nhìn thấy được CPU.

quat cpu

Và chúng ta sẽ nhìn thấy con CPU ở đây.

tìm CPU

Lúc đó chúng ta sẽ nhìn thấy thông số của CPU nhờ thông số này đẻ biết CPU còn giá trị hay không, cũng như có thể bán cho thợ được giá hay không.

Dưới đây là một con CPU bạn có thể biết được thông số bao gồm tốc độ dòng cpu cũng như cache nhớ đệm của chúng mời các bạn xem ví dụ dưới đây để biết không lại bán con CPU quá rẻ cho mấy vị đồng nát thì phí.

thông tin cpu

Chúng ta hãy nhìn thấy dòng Intel.. E7300 đó là dòng chíp E7300 nó thuộc dòng Core 2 Dou, sản xuất tại Malay, có tốc độ là 2.66 và cache nhớ là 3M bốn nhân nên tốc độ đạt tới 1066 xung nhịp. Một con chíp nếu bán cho mấy chị đồng nát chỉ được tầm 5 nghìn đồng, nhưng nếu chúng tôi mua lại có thể đắt hơn gấp mấy chục lần trị giá khi bán cho các vị đồng nát.

Vậy là xong phần CPU trong máy tính cũ của bạn, giờ chúng ta lại tìm hiểu tiếp các phần thiết bị tiếp theo bên trong case máy tính của bạn.

+ Main

Chúng ta hãy tìm hiểu xem main máy tính là gì: còn gọi là Bo mạch chủ(MainBoard-MB) là bản mạch in chính trong thiết bị điện tử. Nó có chứa các socket (đế cắm) và slot (khe cắm) để cắm các linh kiện điện tử và bo mạch mở rộng khác. Trong hệ thống máy tính cá nhân, bo mạch chủ chứa bộ vi xử lý, chipset, các khe cắm PCI, khe cắm AGP, khe cắm bộ nhớ và các mạch điều khiển bàn phím, chuột, các ổ đĩa và máy in. Nó cũng có thể được tích hợp sẵn các mạch điều khiển gắn liền cho modem, âm thanh, đồ họa và mạng. Bo mạch chủ của các máy tính xách tay thường được tích hợp sẵn toàn bộ các mạch điều khiển thiết bị ngoại vi.

Cấu trúc main máy tính
Bo mạch chủ là bộ phận rất quan trọng trong PC. Nếu bạn có một bo mạch chủ chất lượng tồi thì máy tính của bạn sẽ thường xuyên gặp trục trặc và thật “mệt mỏi” để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục lỗi. Do đó vì vậy tôi cố gắng đưa ra những hiểu biết cơ bản nhất để bạn có cơ sở chọn lựa được một bo mạch chủ chất lượng tốt phù hợp với túi tiền mà đem lại hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu nâng cấp sau này.
+ 945P-G: Các thông số đi sau hiệu mainboard này là tên mã của dòng sản phẩm đó, cái tên này không nói lên nhiều điều, tuy nhiên bạn có thể dùng nó để tìm kiếm thêm thông tin trên mạng về loại sản phẩm này. Chữ G đi sau thể hiện mainboard này có tích hợp card đồ họa. 

+ Chipset 

Tại sao khi lựa chọn bo mạch chủ lại phải chú ý tới chipset đầu tiên? Bởi vì chipset trong bo mạch chủ giữ chức năng rất quan trọng. Chipset đưa dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ rồi tới CPU, và đảm bảo các thiết bị ngoại vi và các card mở rộng đều có thể thể “nói chuyện” được với CPU và các thiết bị khác. Các nhà sản xuất bo mạch chủ còn đưa thêm các tính năng khác vào chipset như điều khiển RAID, cổng FireWire vào mỗi sê-ri bo mạch khác. 
Không những thế, chipset không chỉ giới hạn kiểu, tốc độ của CPU mà bo mạch có thể “tải” được, loại bộ nhớ mà bạn có thể lắp đặt mà còn thêm vào các chức năng khác như tích hợp đồ họa, âm thanh, cổng USB 2.0. Các bo mạch chủ được thiết kế cho cùng loại chipset thì nói chung đều có các tính năng, hiệu năng tương tự nhau. Chính vì vậy, Chipset là yếu tố quan trọng khi bạn mua bo mạch chủ. 
Một điều nữa muốn nhắc bạn đó là sau khi chọn CPU, khi chọn Mainboard bạn hãy xem xét kĩ xem chipset của mainboard đó có hỗ trợ CPU mà bạn đã chọn hay không, về việc này bạn có thể hỏi người bán cho chắc ăn. J 
(Core 2 Duo) hay (Dual core): Chỉ loại CPU hỗ trợ. Đương nhiên là những main này có tính tương thích ngược. Main hỗ trợ CPU đời cao thì sẽ hộ trợ những CPU đời thấp hơn nó có nghĩa là bạn có thể mua mainboard hỗ trợ Core 2 Duo để chạy chip Dual core, Pen4 hay Celeron cũng được, miễn là cùng số Socket. 
+ Socket 
Socket chính là số chân cắm của CPU trên mainboard, loại soket của CPU mà bạn muốn mua phải phù hợp với loại mà mainboard hỗ trợ. (Của INTEL có thể là 478 hay 775, của AMD có thể là 754, 939, hay AM2) 
+ CPU 
Bo mạch chủ của bạn hỗ trợ bộ xử lý nào? Hiện nay, Pentium Dcủa Intel và Athlon của AMD là hai xu hướng lựa chọn CPU khác nhau. Chuẩn khe cắm (socket) cho các bộ xử lý của AMD và Intel khác nhau nên bạn không thể cắm bộ xử lý của hãng này vào bo mạch chủ hỗ trợ bộ xử lý của hãng kia. AMD hiện nay sử dụng khe cắm 939 và 754, AM2 còn CPU của Intel sử dụng khe cắm 775 và 478. Không những thế các bộ xử lý của cùng hãng cũng sử dụng khe cắm khác nhau nên trong nhiều trường hợp bạn cũng không thể nâng cấp được. Một yếu tố nữa là khả năng hỗ trợ tốc độ CPU tối đa mà bo mạch chủ có thể đáp ứng. Bạn cần phải hỏi kĩ người bán hàng, loại bo mạch chủ này hỗ trợ tốc độ CPU như thế nào bởi đôi khi các nhà sản xuất bo mạch chủ thường ghi là hỗ trợ CPU tốc độ cao như thế này nhưng không bao giờ hỗ trợ được tốc độ đó. Ví dụ: Bo mạch chủ ghi rõ hỗ trợ tốc độ CPU tới 2.5 GHz, nhưng thực tế bo mạch chủ đó hỗ trợ tối đa chỉ 2.0 GHz. 
Vì vậy khi chọn MB bạn còn phải cân nhắc xem mình định mua loại CPU nào để có thể chọn đúng bo mạch chủ tương ứng, nhưng yên tâm, việc chọn lựa cho đúng này các nhân viên cửa hàng sẽ làm giúp bạn, điều bạn cần quan tâm ở đây là chọn các thông sô cho phù hợp, và để biết rõ bạn đang mua thứ gì, và nó làm được gì! 
+ RAM (Ramdom Access Memory) 
Đa số các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ DDR RAM (Double Data Rate RAM), RDRAM (Rambus RAM) không được dùng phổ biến vì có giá cao. Ngoài ra, trên thị trường còn xuất hiện DDR 2 cho tốc độ cao gần như RDRAM nhưng lại có giá rẻ như DDR. DDR RAM có các tốc độ 200/266/333/400 còn DDR 2 hỗ trợ tốc độ 400/533/667. Ngoài ra, DDR còn hỗ trợ kênh đôi, cho phép truy xuất bộ nhớ nhanh hơn, hiệu quả cao hơn. 
+ 2xDual DDR2 533/667(Max 4GB Ram): trên bo mạch chủ này có 2 khe cắm Bộ nhớ (RAM), hỗ trợ tốc độ giao tiếp 533 hoặc 667Mhz. Dựa vào thông số này, bạn có thể lựa chọn loại bộ nhớ (RAM) với tốc độ thích hợp để nâng cao tính đồng bộ và hiệu suất của máy tính. Chữ Dual là viết tắc của Dual Chanel, tức là bo mạch chủ hổ trợ chế độ chạy 2 thanh RAM song song. Với công nghệ này, có thể nâng cao hiệu suất và tốc độ chuyển dữ liệu của RAM. Max 4GB Ram tức là tổng dung lượng Ram tối đa mà bo mạc chủ hỗ trợ, ở đây là 4GB tức bạn có thể lắp 1xRam4GB, hoặc 2xRam2GB. Tất nhiên bạn sẽ lắp 2xRam2GB để tận dụng công nghệ Dual. Và bạn cũng nên lưu ý tới số khe cắm Ram, trong trường hợp này là 2 khe cắm, các mainboard loại microATX thường có 2 khe cắm Ram, nếu có ý định nâng cấp ram trong tương lai bạn nên chọn main board có 4 khe cắm Ram. 
+ Card đồ họa tích hợp 
Lĩnh vực đồ họa luôn được các nhà sản xuất quan tâm. Các bo mạch chủ mới đều hỗ trợ card đồ họa qua khe PCI Express x16, hoặc đồ họa tích hợp. Các chip đồ họa tích hợp không đem lại hiệu quả đồ họa cao, chỉ thích hợp cho người dùng gia đình và văn phòng. Tuy nhiên, một số chip đồ họa tích hợp có chất lượng rất tốt của Nvidia, ATI hay Intel 915G/945G. 
Về đồ họa, giao tiếp AGP đã nhường chỗ cho PCI Express có băng thông cao gấp đôi AGP 8x. Không những thế công nghệ card đồ họa kép SLI đã đem lại khả năng xử lý đồ họa “siêu mạnh”. SLI cho phép bạn gắn 2 card đồ họa vào bo mạch chủ, SLI thường đem lại khả năng xử lý đồ họa cao hơn bình thường từ 70-80%. Tuy nhiên, đây là các công nghệ cao cấp, giá của cặp card đồ họa trung bình cũng tới vài trăm USD. 
Tuy nhiên nếu công việc của bạn không cần sử dụng đến những ứng dụng đồ họa hạng nặng tôi khuyên bạn nên chọn main board có hỗ trợ card đồ họa tích hợp, vì sao ư, vì các card đồ họa tích hợp bây giờ đều cỡ khoảng 128Mb trở lên, hoàn toàn đáp ứng công việc thông thường và các ứng dụng đồ họa trung bình, và nếu muốn bạn có thể mua thêm card đồ họa để đáp ứng công việc nếu có phát sinh bất cứ lúc nào, trừ phi bạn dùng các phần mềm đồ họa cỡ nặng, thiết kế 3D chuyên nghiệp, hay chơi game hạng nặng thì mới cần dùng đến những card đồ họa riêng, hơn nữa giá các card đồ họa rời cũng không rẻ chút nào, ít nhất cũng khoảng 700.000 đến vài triệu, và còn một vài liên quan khác nữa chúng ta sẽ bàn kĩ hơn ở phần sau khi nói riêng về card đồ họa. 
+ Âm thanh tích hợp
Bo mạch chủ tích hợp âm thanh có thể là lựa chọn tốt hơn. Các loại bo mạch chủ tích hợp chipset âm thanh sáu kênh(5.1) thường chỉ thích hợp cho trò chơi hoặc phát lại MP3. Tuy nhiên, một số bo mạch chủ cao cấp có thể hỗ trợ âm thanh 8 kênh (7.1), đồng thời còn hỗ trợ thêm âm thanh số (SPDIF) ngõ quang/đồng trục. Nếu bạn muốn có chất lượng âm thanh tuyệt hảo thì bạn có thể mua một card âm thanh chất lượng cao như Creative Sound Blaster Audigy 4 – 7.1 chẳng hạn. Lúc đó, bạn có thể tắt âm thanh tích hợp này bằng các jumper hoặc chỉ cần thiết lập trong BIOS. Tuy nhiên lưu ý một điều là nếu bạn chơi những hàng cao cấp như âm thanh 8 kênh thì nếu muốn có được hiệu quả như ý bạn phải sắm thêm cho mình một bộ loa 7.1 nữa, và giá của một bộ loa như thế cũng không rẻ chút nào, và nếu là card 8 kênh tích hợp thì nó sẽ đẩy giá mainboard của bạn lên một chút, tuy nhiên hầu hết các mainboard bây giờ đều hỗ trợ card âm thanh 6 kênh hoặc 8 kênh, vì vậy nếu bạn không có ý định mua một bộ loa 7.1 thì bạn không cần quan tâm lắm đến nó. 
+ PCI Express 16X là tên của loại khe cắm card màn hình mà bo mạch chủ. Khe PCI Express là loại khe cắm mới nhất, hỗ trợ tốc độ giao tiếp dữ liệu nhanh nhất hiện nay giữa bo mạch chủ và Card màn hình. Con số 16X thể hiện một cách tương đối băng thông giao tiếp qua khe cắm, so với AGP 8X, 4X mà bạn có thể thấy trên một số bo mạch chủ cũ. Tuy băng thông giao tiếp trên lý thuyết là gấp X lần, thế nhưng tốc độ hoạt động thực tế không phải như vậy mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như lượng RAM trên card, loại GPU (Vi xử lí trung tâm của card màn hình) 
+ 3PCI, 4SATA, 4USB 2.0: trên bo mạch chủ có 3 khe cắm PCI dành để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như card âm thanh, modem gắn trong v.v…. 4SATA là 4 khe cắm SATA, một loại chuẩn giao tiếp dành cho đĩa cứng. SATA thì nhanh hơn và ổn định hơn so với chuẩn IDE. Nếu bạn thấy bo mạch chủ có ghi dòng là ATA66, ATA100, ATA133 thì đó chính là dấu hiệu nhận biết bo mạch chủ có hổ trợ chuẩn đĩa cứng IDE. 4 cổng cắm USB 2.0 được hổ trợ trên bo mạch chủ. USB 2.0 thì nhanh hơn USB 1.1. USB 2.0 thì tương thích luôn với các thiết bị chỉ có USB 1.1. Hầu hết các bo mạch chủ bây giờ đều hỗ trợ USB 2.0 vì vậy các bảng báo giá thường không đưa thêm thông số USB vào. 
+ Lưu trữ 
Hầu hết các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ SATA có băng thông cao tới 150MB/giây. Không những thế, SATA có thể cắm nóng, cáp kết nối lại nhỏ gọn, cho phép tiết kiệm không gian trong hộp máy. Không dừng ở đó, chuẩn SATA 2 đã xuất hiện với băng thông 300MB/s, gấp đôi so với SATA.
Bo mạch chủ tích hợp IDE RAID có thể là lựa chọn hấp dẫn. Hệ thống RAID cho máy tính cá nhân sử dụng nhiều đĩa cứng cùng loại(ít nhất là 2 đĩa cứng) để làm tăng hiệu năng (bằng cách ghi dữ liệu vào cả hai ổ đĩa) hoặc cung cấp giải pháp dự phòng trong trường hợp ổ cứng hỏng (ánh xạ ổ đĩa). Tuy nhiên tôi nghĩ với nhu cầu của sinh viên chắc bạn cũng không cần dùng đến loại chuẩn này, nhưng nếu vì lí do nào đó bạn muốn tăng thêm hiệu năng hay độ bảo mật thì bạn cũng có thể mua mainboard hỗ trợ chuẩn này, và giá của nó cũng không đắt hơn nhiều. 
+ Kết nối 
Hầu hết các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ Ethernet, USB 2.0 và cổng FireWire(IEEE 1394). IEEE 1394a có tốc độ truy xuất dữ liệu là 400Mbps và IEEE 1394b có tốc độ truy xuất dữ liệu là 800Mbps. Các cổng giao tiếp cũ như PS/2, cổng song song cũng dần “biến mất”. Không những thế, một số giao tiếp mở rộng khác như mạng không dây, mạng Gigabit, Bluetooth, bộ đọc thẻ nhớ… cũng có thể được hỗ trợ. Với những giao tiếp mở rộng này bạn nên cân nhắc để chọn mainboard cho phù hợp, xong xin lưu ý chẳng hạn với Bluetooth hay bộ đọc thẻ nhớ nếu bạn mua một mainboard không hỗ trợ chúng thì vẫn có thể mua thêm các phụ kiện rời nếu có nhu cầu. 
+ Front Side Bus (FSB): Thông số này nói lên tốc độ trao đổi liên lạc điều khiển của chipset trên Mainboard với CPU, và nó là một trong hai nhân có chính tác động lên tốc độ của CPU, được tính bằng MHz. Thường thì bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn các vi xử lí chạy ở bus thấp hơn. Tuy nhiên bạn nên chọn mainboard có FSB phù hợp với Bus của CPU, nên bằng nhau là tốt nhất và đừng bao giờ chọn thấp hơn, ví dụ bạn có CPU bus800 song nếu bạn chọn mua một mainboard FSB 533MHz thì thật lãng phí, vì nó sẽ không phát huy được hết hiệu năng CPU của bạn. Tất nhiên bạn cũng không nên mua quá cao nếu không có nhu cầu dùng đến, chẳng hạn bạn dùng chip Pentium D và không có ý định sẽ nâng cấp lên Core 2 Duo thì cũng chẳng cần mua Mainboard có FSB 1066 làm gì. 
+ Chọn nhà sản xuất nào? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại main của các hãng khác nhau. Theo tham khảo trên một sô diễn đàn phần cứng thì loại main được ưa chuộng là Abit, ASUS, Gigabyte. Ngoài ra còn có main của DFI đây cũng là loại main chất lượng tốt. Main của Intel cá giá thường nhỉnh hơn một chút nhưng chất lượng thì cũng không hơn, ngoài ra còn một số hãng sản xuất mainboard khác tuy nhiên số lượng chủng loại ít và chất lượng cũng tầm tầm. 
+ Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem xét một MB ví dụ sau: 
GIGABYTE 945P-G – Socket 775; Intel 945P chipset (Core 2 Duo) – Upto P4 3.8GHZ; 2xDual DDR2 533/667/800 (Max 4GB Ram); VGA & Sound 8 channel & NIC Gigabit onboard; 1xPCI Express; 3xPCI; 4xSATA; 533/800 FSB 
Nhà sản xuất: GIGABYTE | Model: 945P-G | Loại Chipset: Intel 945P hỗ trợ chip Core 2 Duo(chip 2 nhân) Hỗ trợ tốc độ xung nhịp đồng hồ của CPU lên tới 3.8GHZ | Hỗ trợ 2 RAM kênh đôi, tốc độ Bus có thể là 533/667/800MHZ và tổng dung lượng RAM tối đa là 4GB | Tích hợp card đồ họa, card âm thanh 8 kênh và card mạng | Có 1 khe cắm PCI Express, 3 khe cắm PCI, 4 khe cắm SATA | Tốc độ BUS hỗ trợ có thể là 533 hoặc 800MHZ

Mua máy tính cũ tại nhà khu vực Hà Nội nếu các bạn có đầy đủ các thiết bị kèm theo thì giá sẽ cao hơn cùng với main của nó.

Nói túm lại là Mainboard (board mạch chủ) là bản mạch chứa các khe (socket) để cắm CPU, RAM và các thiết bị ngoại vi khác. Nó là cầu nối liên lạc giữa các thiết bị này. “Một cách tổng quát, nó là mạch điện chính, trung tâm, của một hệ thống hay thiết bị điện tử”.
các thiết bị trong  máy vi tính
Nói chung, RAM cũng phải cắm vào main, chip CPU cũng phải cắm vào main, card màn hình cũng phải cắm vào main, máy in, chuột phím, jack âm thanh cũng phải cắm vào main

Nếu bạn nhìn từ bên ngoài giống như thế này.

Case cũ

Qua đây bạn có thấy tất cả các thiết bị đều đươc kết nối vào main của máy tính của bạn.

Mua máy tính cũ tại nhà khu vực Hà Nội sẽ mua giá cao nếu các dòng thiết bị bên trong đời chưa bị cổ lắm

Nếu các dòng main đời cao các bạn sẽ bán được có giá, nếu là main socket 775 main G31 đang chạy bình thường các bạn có thể bán được 500k đồng đấy các bạn ạ, còn nếu bán cho mấy bác mua điện tử cũ hay rao ở ngoài ngõ có lẽ cũng chỉ bán được 10 nghìn đồng, sự trênh lệch rất rất nhiều, nếu bạn không biết giá trị bao nhiêu bạn có gọi đến số hotline 0936042042 chúng tôi sẽ định giá cho bạn, hoặc bán giúp bạn được giá cao.

Vậy là chúng ta đã qua phần Main của máy tính chúng ta hãy tiếp tục xem phần Ram của máy tính của bạn bán xem có giá trị không.

+ RAM máy tính

Ram máy tính cũ thì không được giá như ram mới, nhưng vẫn có giá rất khác so với việc các bạn bán thanh lý cho các bác mua đồ điện tử, với các bác mua đồ điện tử đó thì có lẽ một thanh 1 gb của quý vị trị giá chỉ có 2 nghìn đồng mà thôi, nếu không tin bạn cứ thử gọi thử mà xem, và chúng hay hãy tìm hiểu ram nào đang có giá tri.

Ram may tinh

Ram có các dòng đó là

Ram 1

ram 1

thường có các buss là 133 và 266. các dòng ram này đúng là không có giá trị thật rồi, vì nó dành cho các đời main socket 478, mà dòng đó thì nó được bán ra khoảng những năm 2001 2003 gì đó cỡ khoảng 10 năm rồi, vì vây đúng là không có giá trị thật,

Ram dòng gọi là Ram II thường có các dòng buss là 667 và 800

ram 2

Giá của thanh này có thể lên tới 400k còn tùy thuộc còn mới hay cũ, cùng như còn lỗi hay không, điều đó các bạn có thể có giá trị hơn nhiều nếu bạn bán cho các đồng nát.

Ram 3 thường các dòng buss 1333, 1666 trở lên, dòng mới bây giờ, dòng này có lẽ bạn mang ra cửa hàng máy vi tính nào họ cũng mua luôn cho bạn với giá rất cao, ví dụ 1 thanh 4Gb bạn có thể bán lên tới 800k đồng đấy các bạn ạ, giá còn tùy thuộc vào dòng ram, còn bảo hành bao nhiêu cũng nh có bị lỗi hay không.

ram 3

Nhiều bạn bảo thật khó để xác định được đâu là ram 3 nếu không biết nhìn vào thông số bạn có thể nhìn hình bên dưới để biết được ram nào là Ram 1 ram nào là Ram 2 và Ram 3 các bạn nhé.

phan biet ram

qua các khe cắm ở bên dưới thanh ram bạn có thể phân biết được các loại ram đẻ bạn có thể bán máy tính cũ với giá cao các bạn nhé.

Vậy là chúng ta đã biết Main, Ram, CPU rồi, giờ là lúc chúng ta xem tiếp phần ở cứng.

+ Ổ Cứng máy tính cũ tại hà nội

Ở cứng hiện tại trên máy tính gồm 2 loại đó là ATA và SaTa, ở cứng ATA giờ không có giá trị nữa, vì các dòng đời main cao không hỗ trợ khe cắm ATA nữa vì vậy nó không được nhiều người mua nữa, còn dòng Sata thì khá giá trị. Mình lấy vị dụ một chiếc ở cứng cũ Sata 160GB Seagate bạn có thể bán được 500k còn nếu bạn thanh lý cho các cô ở đồng nát cùng lắm được 50k các bác nhé, vì vậy hãy xem xét và suy nghĩ để xem nên bán thanh lý không, nhưng để phân biệt ở Sata và Ata như thế nào mời bạn xem hình bên dưới.

ở cứng Ata và Sata

Phân biế khá đơn giản đó là chiếc cap tín hiệu,nếu là cáp to là ở ata, còn cáp nhỏ là ở Sata các bạn nhé, Còn làm thể nào để biết ở cứng là dùng lượng bao GB thì tùy dòng nhưng thường bạn nhìn mặt sau của ở nó sẽ ghi là dung lượng bao nhiêu Gb giống như thế này.

thong so ổ cứng

Nếu như hình này chúng ta có thể biết được là ở cứng dung lượng 320GB chuẩn Sata có bộ nhớ đếm là 16mb.

Vậy là mình đã nếu những thiết bị có giá trị bên trong case máy tính của bạn, còn những thiết bị phụ như bàn phím chuột và nguồn thì không có giá trị là bao, thường là vài chục nghìn cho cả 3 thiết bị đó.

Lời Kết:

Vậy là mình viết bài này mất 2 buổi tối để có được một bài viết chi tiết về chiếc máy tính cũ của các bạn, cũng như giá trị của chiếc máy tính cũ này, nếu bạn có thắc mắc gì đừng ngần ngại gọi ngay theo số hotline chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ miễn phí cho các bạn, Đó là phương châm hoạt động của AdZone luôn luôn đem lại những gì miễn phí tốt nhất như seo mien phi, host mien phi, ten mien mien phi, quang cao mien phi cho các bạn, Còn nếu không bạn muốn bán thanh lý cả case máy tính cũ của bạn chúng tôi sẽ đến định giá hộ các bạn, nhưng các bạn sẽ mất phí khi chúng tôi đến định giá các bạn, còn không chúng tôi sẽ bán hộ các bạn với giá cao nếu các bạn mang đến công ty chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ sửa chữa cũng như mua lại máy tính cũ của bạn tùy theo ý muốn của các bạn.

 

 

 

Add Comment