Lâu lắm mới làm bài viết về chủ đề không liên quan nhiều đến chủ đề website, song cũng vì nhiều người gặp phải trường hợp dở khóc dở cười, mình ngồi viết một bài về mua điện thoại trả góp như thế nào, hình thức mua bán trả góp nhằm mục đích những người thích một sản phẩm nào đó có dùng sản phẩm công nghệ, hoặc bất kỳ sản phẩm nào đó mà chỉ phải trả 1 ít số tiền mà thôi, tức là Trả góp là phương thức cho vay tiền mà các kỳ trả nợ gốc và lãi trùng nhau.
Hôm nay tiện thể có một khách hàng làm dịch seo tại hà nội, được tư vấn thiet ke web mien phi, nhưng họ lại chọn thiết kế website bán hàng để cung cấp dịch vụ giúp việc nhà theo giờ, dịch vụ giup viec nha theo gio này khá là ổn, tuy vậy nhân viên ở đây đã tâm sự về câu chuyện trả góp để mua chiếc điện thoại Iphone6s Plus, chính vì câu chuyện được kể tại một địa điểm ăn ngon để thưởng thức lam kem, mà mình có cảm ứng và viết để cảnh báo mọi người về kiểu bán hàng này.
Mua điện thoại trả góp và cái vòng luẩn quẩn.
Số tiền trả nợ của mỗi kỳ là bằng nhau theo thỏa thuận (hợp đồng) và số lãi được tính dựa trên số dư nợ gốc và thời hạn thực tế của kỳ hạn trả nợ. Thông thường, kỳ hạn trả nợ là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm, tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính trả trước và khả năng tài chính trả định kỳ. Trả góp còn áp dụng trong việc cho vay tiêu dùng, mua tài sản giá trị lớn (nhà đất, xe hơi…). Lãi suất cho vay trả góp thường do bên cho vay và bên vay tự thỏa thuận.
Ví dụ một trường hợp: Một người vay 10 triệu tiền với lãi suất 20%. Như vậy nợ gốc là 10 triệu đồng + nợ lãi là 2 triệu đồng = tổng nợ gốc lãi là 12 triệu đồng. Nếu phân bổ thành 6 kỳ hạn trả, mỗi kỳ là 2 tháng thì số tiền trả nợ mỗi kỳ là 2 triệu đồng. Nghĩa là mỗi tháng người vay phải trả là 1 triệu.
Nếu dựa theo như thế ta có thể hình thức trả góp sinh ra để giúp cho những người đạt được điều mình muốn và mỗi tháng trả một lần, xong chúng ta tại sao lại bàn về vấn đề trả góp điện thoại lại có thể sập bẫy được thì chúng ta hãy xem qua video dưới đây.
Các bạn có thể thấy rằng việc mua bán trả góp điện thoại có thể không khác gì cho vay nặng lãi, tại sao vậy chúng ta hãy xem chi tiết thì sao
Chúng tôi trực tiếp tìm hiểu quy trình trả góp của hãng bán lẻ Thế giới di động (TGDĐ). Chỉ cần vài triệu đồng, người tiêu dùng có thể được sử dụng ngay những sản phẩm sành điệu. Tuy nhiên, đằng sau ưu đãi ấy, mức lãi suất “khủng” mà các công ty tài chính áp dụng dành cho các khách hàng mua trả góp đối với một số mặt hàng thật sự khiến nhiều người “sốc”.
Mức lãi suất trả góp này như tín dụng đen và gấp từ 3–5 lần lãi suất vay kinh doanh trung và dài hạn được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định là 11,5% – 12,8%.
Tại cửa hàng TGDĐ, khi mua một chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) iPhone 5S 32GB với mức giá 19.490.000 đồng, lựa chọn hình thức hỗ trợ vay trả góp của VPBank, trả trước 20%, trong thời gian 15 tháng, thì tổng số tiền góp và trả trước của khách hàng sẽ là 28.228.000 đồng. Như vậy, khách hàng sẽ phải chịu lãi suất là 58%/năm(khoảng 4.8%/tháng).
Cũng tại đây, nếu mua 1 chiếc iPad trị giá 19.990.000 đồng, trả trước 30%, thời gian vay 9 tháng, thì mức lãi suất bình quân mà ACS áp dụng đối với khách hàng sẽ là 2.6%/tháng, tương đương mức 31%/năm. Nếu mua một chiếc laptop Soni Vaio trị giá 39.990.000 đồng, với gói hỗ trợ vay trả góp của PPF, trả trước 60%, vay trong 12 tháng, mỗi tháng sẽ góp 2 triệu đồng, thì mức lãi suất mà khách hàng sẽ phải nhận là 66%/năm, (tương đương 5.5%/tháng).
Còn nếu vẫn chiếc Iphone đã nói ở trên, người mua trả trước 80%, số còn lại vay từ VPBank để trả trong 9 tháng dưới hình thức mua trả góp, thì lãi suất bình quân 1 năm phải nhận là 20%. Như vậy, khi áp dụng hình thức mua trả góp, khách hàng tưởng rằng sẽ được hỗ trợ, nhưng thật sự, lại đang phải trả lãi rất cao.
Tùy vào số tiền và thời gian vay của người tiêu dùng mà áp dụng các mức lãi suất khác nhau, từ 20-70%/năm. Số tiền vay càng lớn, thời gian vay càng dài, lãi suất mà khách phải sẽ trả càng tăng.
Chúng ta thấy việc siêu lợi nhuận như vậy, chính vì điều đó mà Các cửa hàng điện máy đã liên tục tung ra các chương trình trả góp.
Mua điện thoại trả góp tại mediamart
Giờ chúng tay hãy xem một số hình ảnh mà Media Mart tung ra chương trình trả mua điện thoại trả góp như thế nào.
Chúng ta thấy với chương trình này Mediamart thấy bán kiểu này có lẽ là siêu lợi nhuận nên liên tục tung ra các chương trình.
Mua điện thoại trả góp tại FPT

Chúng ta hãy cùng xem các hình ảnh mà FPT liên tục kích cầu để những người mua hàng thấy cơ hội trả góp 0%
Mua điện thoại trả góp tại các công ty khác
Hầu như công ty cửa hàng điện máy nào cũng bán trả góp, nhiều khi lợi nhuận từ việc bán sản phẩm không bằng lợi nhuận cho vạy nặng lãi. Mời mọi người xem các hình ảnh quảng cáo lãi xuất 0% của các công ty dưới đây.
Cái giá của trả góp
Như đã đề cập, mua trả góp có lợi thế là không phải chi ngay một số tiền lớn, không thế chấp tài sản, chứng minh thu nhập (nếu mua trả góp dưới 10 triệu), công chứng giấy tờ mà người tiêu dùng vẫn nhận được sự hỗ trợ tốt để mua được món hàng như mong muốn. Thế nhưng, tiện lợi, nhanh chóng bao nhiêu khi được sở hữu vật dụng mình đang cần, thì nhiều khách mua trả góp cũng sững sờ bấy nhiêu khi gặp phải những hệ lụy, rắc rối không lường trước được.
Đầu tiên phải kể tới là mức giá “chát” của sản phẩm. Thí dụ, mua một chiếc iPhone 5s bản 16GB theo mức giá thông thường là 15 triệu đồng, còn theo hình thức trả góp của công ty tài chính Home Credit (trả trước 40%, thời gian vay 15 tháng) thì khách hàng phải trả tổng số tiền tới 20,7 triệu đồng, tức là phải trả thêm 5,7 triệu đồng cho mua trả góp, tương đương lãi suất 32%/ năm! Vẫn chiếc iPhone đã nói ở trên, người mua trả trước 70%, số còn lại vay từ ACS để trả trong 15 tháng dưới hình thức mua trả góp, thì lãi suất bình quân 1 năm phải nhận là 9,92%.
Như vậy, khi áp dụng hình thức mua trả góp, mặc dù quảng cáo là hỗ trợ lãi suất nhưng sự thật là khách hàng, những người ít tiền, lại phải gánh lãi cao ngất ngưởng. Tùy vào số tiền và thời gian vay của người tiêu dùng mà áp dụng các mức lãi suất khác nhau, từ% 20-70%/năm. Mức lãi suất trả góp này gấp từ 3–5 lần lãi suất vay kinh doanh trung và dài hạn được Ngân hàng Nhà nước quy định (là 11,5% – 12,8%).
Nếu lựa chọn mua trả góp, khách hàng sẽ nhận mức lãi suất “trên trời”
Ngoài lãi suất cao, khách hàng còn bị phạt nếu trả chậm với mức phạt từ 100 – 300 ngàn đồng/tháng. Nhiều khách hàng vì công việc bận rộn, quên mất không đóng tiền thì sẽ được nhân viên của công ty tài chính liên tục gọi điện “siết nợ” bất kể giờ giấc, đến khi nào đóng xong mới thôi. Số tiền bị phạt có thể không lớn nhưng gây bức xúc cho người vay, vì có một số trường hợp đã chấp nhận nộp phạt nhưng vẫn không được phía đòi nợ buông tha. Bạn cũng đừng bao giờ nghĩ đến chuyện quỵt nợ vì nếu vậy, bạn sẽ bị đưa vào “danh sách đen”, sau này hết cửa làm việc với các ngân hàng, tổ chức tài chính khác.
Bán hàng trả góp là một hình thức kích cầu phổ biến ở nhiều nước. Nó đặc biệt giúp cho những người không có điều kiện dư dả về kinh tế mà vẫn có thể sở hữu tài sản có giá trị ngay khi mong muốn. Lãi suất trả góp cao hơn lãi suất do ngân hàng trung ương công bố, nhưng thường chỉ chênh khoảng vài phần trăm, tùy vào khoản vay vào mục đích nào, vay trong bao lâu. Còn tại Việt Nam, như trên đã đề cập, người tiêu dùng đã ít tiền còn phải chịu lãi suất rất cao.
Chính vì vậy, nhiều người phản đối việc mua trả góp đồ công nghệ, cho rằng không nên để bị bắt chẹt lãi suất, chưa kể đến việc khi trả xong nợ thì model mình mua đã trở nên quá lạc hậu rồi. Trong khi đó, có nhiều người ủng hộ mua trả góp bởi cơ bản, họ chấp nhận được cái giá đó để có sản phẩm mình yêu thích.
Nên mua trả góp hay không? Câu trả lời tốt nhất vẫn chính là ở bản thân mỗi người. Tuy nhiên, tôi cho rằng lãi suất trả góp nên ở mức hợp lý hơn bởi các đối tượng mua trả góp hàng công nghệ thường là học sinh, sinh viên và người lao động thu nhập trung bình thấp.
Về luật pháp nếu các bạn đang sử dụng hình thức này là vi phạm luật pháp đấy
Theo Luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch công ty Luật Đào Nguyên: “Theo luật thì việc cho vay trả góp sẽ được phép khi công ty bán sản phẩm cho mua hàng trả góp và thực hiện tại hệ thống cửa hàng của công ty. Hoặc công ty liên kết với tổ chức tài chính và chỉ đứng ra môi giới, người cho vay cuối cùng vẫn là tổ chức tài chính”.
Trong khi đó, Công ty ACS có mặt trong các cửa hàng, đại lý bán buôn, bán lẻ không phải của mình. Nhìn nhận về quy trình trả góp của Công ty ACS có thể thấy, khi khách hàng lựa chọn được sản phẩm cần mua tại một số siêu thị điện máy và có nhu cầu mua trả góp, sẽ được nhân viên của ACS trực tại siêu thị điện máy đó tư vấn, hoàn thiện và tiếp nhận hồ sơ mua hàng trả chậm.
Sau đó, hồ sơ sẽ được chuyển về Công ty ACS để xét duyệt, trường hợp được chấp thuận, Công ty ACS sẽ thông báo cho cửa hàng để giao sản phẩm cho khách hàng, đồng thời làm thủ tục bán hàng và chuyển các giấy tờ liên quan đến sản phẩm cho Công ty ACS. Công ty ACS sẽ thanh toán trước cho cửa hàng, sau đó nhận tiền trả góp hàng tháng từ khách hàng.
Luật sư Nguyễn Văn Tú, đoàn luật sư tỉnh Bắc Giang – Công ty luật Fanci (Hà Nội) cho biết: “Qua những thông tin nêu trên thì rõ ràng về bản chất, hoạt động tài trợ mua hàng trả chậm của Công ty ACS, tương tự như hoạt động cho vay trả góp của các công ty tài chính tiêu dùng.
Xét về giao dịch giữa công ty với khách hàng cũng cũng như quan hệ giữa công ty với nhà cung cấp. Rõ ràng, khi khách hàng lựa chọn sản phẩm và quyết định mua thì sản phẩm này thì sản phẩm này thuộc sở hữu của các cửa hàng, siêu thị chứ không phải của Công ty ACS”.
“Chỉ sau khi khách hàng đã đồng ý vay trả góp với mình, Công ty ACS mới mua lại sản phẩm đó để hợp thức hóa việc tài trợ tín dụng mua hàng trả chậm. Lợi nhận thu được của Công ty ACS thực chất chỉ từ hoạt động kinh doanh “tài trợ tín dụng mua hàng trả chậm”. Đây thực chất là hoạt động “lách luật” của Công ty ACS khi muốn hoạt động trong lĩnh vực cấp tín dụng…”, Luật sư Nguyễn Văn Tú nhận định.
Mặt khác, các luật sư cho biết, nếu không phải là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép thì các hoạt động cho vay không được tự do thỏa thuận mức lãi suất với khách hàng mà phải chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật dân sự. Theo đó, lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Việc cho vay với lãi suất vượt quá quy định cũng cần phải được làm rõ trách nhiệm.
Lời Kết:
Chúng ta hãy tính táo để lựa chọn khôn ngoan, đừng vì ham lãi xuất 0% mà dính bẫy, và chúng ta lại vướng vào cái vòng luẩn quẩn, đó là đã không có đủ tiền mua sắm sau đó cứ cày đi trả nợ và lại không đủ tiền mua cái khác lại đi trả gop và cứ thế cái vòng cứ luẩn quẩn mãi cứ trả nợ, cứ không đủ tiền, và cứ đi mua trả góp mãi mãi và cứ luôn luôn lo canh cánh trong lòng cái nợ đeo bám chúng ta.